Cần có bức tranh tổng thể khi cải tạo Quảng trường Đông Kinh – Nghĩa Thục
(Xây dựng) – Đó là ý kiến của một số chuyên gia và người dân ủng hộ chủ trương của UBND Thành phố Hà Nội về việc phá bỏ tòa nhà “Hàm cá mập”, cải tạo, chỉnh trang khu vực Quảng trường Đông Kinh – Nghĩa Thục.
![]() |
Chủ trương mở rộng không gian công cộng xung quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm là hoàn toàn đúng đắn và cần thiết. (Ảnh minh họa) |
UBND Thành phố Hà Nội vừa tán thành chủ trương ý tưởng, giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu vực Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục làm cơ sở nghiên cứu dự án đầu tư cải tạo, chỉnh trang, tái thiết, khu vực Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục. Đồng thời, UBND Thành phố Hà Nội cũng tán thành phương án đề xuất phá bỏ tòa nhà “Hàm cá mập”, đề xuất xây dựng không gian ngầm tại khu vực quảng trường hiện có và không gian mở rộng sau khi phá bỏ tòa nhà “Hàm cá mập”.
Ngay sau khi các thông tin nêu trên được công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nhiều người dân và chuyên gia đã lên tiếng bày tỏ sự ủng hộ, đồng thời đề xuất một số ý tưởng, giải pháp để các đơn vị chức năng nghiên cứu, hoàn thiện phương án thiết kế, cải tạo Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục.
Anh Vũ Đình Phúc, một người dân sống ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho rằng, việc cải tạo, chỉnh trang khu vực Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục là một chủ trương đúng đắn, không chỉ vì mục tiêu làm đẹp đô thị mà còn vì những giá trị về kinh tế, văn hóa và lịch sử của Thủ đô.
“Ở góc độ kinh tế, chủ trương của UBND Thành phố Hà Nội đã giải phóng một lô đất “vô giá”. Một vị trí trung tâm của trung tâm như vậy không thể chỉ đo bằng lợi ích kinh tế ngắn hạn mà để phục vụ lợi ích công cộng chính là một quyết định “vì dân”, phục vụ lợi ích cộng đồng, trả lại sự hài hòa cho không gian trung tâm hồ Hoàn Kiếm.
Nếu được ngầm hóa công trình này sẽ giúp không gian trở nên rộng rãi, thanh thoát hơn về quy hoạch không gian đô thị cho quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục, nơi thường xuyên tổ chức các sự kiện văn hóa, nghệ thuật lớn của Hà Nội vào các dịp lễ.
Với ý kiến cá nhân của một người rất yêu mảnh đất Hà Nội có truyền thống lịch sử nghìn năm văn hiến, tôi đề xuất nên tạo ra một công trình mang hơi thở kiến trúc Việt xung quanh hồ Hoàn Kiếm”.
Ngoài ra, anh Vũ Đình Phúc cũng đề xuất ý tưởng dựng văn bia ghi lại lịch sử phong trào Đông Kinh - Nghĩa Thục để tôn vinh tinh thần khai sáng; cải tạo đài phun nước hiện tại hoặc có thể thay bằng một cột đồng hồ có thiết kế dựa trên ngôn ngữ của Trống đồng Ngọc Lũ.
![]() |
Người dân rất ủng hộ phương án đề xuất phá bỏ tòa nhà “Hàm cá mập”. (Ảnh minh họa) |
Trong khi đó, chị Yên Thư, một người dân sống ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) đánh giá, Quảng trường Đông Kinh – Nghĩa Thục là một khu vực có giá trị lịch sử, văn hóa đặc biệt, giữ vai trò kết nối quan trọng giữa Hồ Hoàn Kiếm – biểu tượng linh thiêng của Thủ đô và khu phố Cổ – nơi lưu giữ hồn cốt của Hà Nội nghìn năm văn hiến.
“Việc tái thiết không gian này không chỉ góp phần làm đẹp cảnh quan đô thị, mà còn tạo nên một không gian văn hóa mới, vừa mang đậm bản sắc dân tộc, vừa hiện đại, đồng bộ, phù hợp với nhịp sống của một Thủ đô đang phát triển mạnh mẽ. Điều này không chỉ khơi dậy niềm tự hào về truyền thống lịch sử, mà còn đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách trong các hoạt động văn hóa, lễ hội, đảm bảo an toàn và thuận tiện hơn. Tôi hy vọng rằng, với sự quan tâm của lãnh đạo Thành phố cùng những giải pháp quy hoạch hợp lý, khu vực này sẽ trở thành một điểm nhấn văn hóa quan trọng, góp phần nâng cao giá trị du lịch và hình ảnh của Hà Nội trong mắt bạn bè quốc tế”.
Đối với chủ trương nghiên cứu quy hoạch, cải tạo tại khu vực phía đông hồ Hoàn Kiếm theo hướng tăng cường không gian công cộng, không gian mở, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, UBND Thành phố Hà Nội phải xây dựng được một bức tranh tổng thể, từ đó sẽ lựa chọn được thứ tự ưu tiên đầu tư không gian mở xung quanh hồ Hoàn Kiếm.
Trong bức tranh tổng thể này phải thể hiện được nội dung mở rộng không gian Đông Hồ Hoàn Kiếm như thế nào, mở rộng không gian phía Tây Hồ Hoàn Kiếm như thế nào, khu vực Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục sẽ được cải tạo ra sao…
Ngoài ra, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm cũng lưu ý về việc liên kết với ga ngầm C9 thuộc tuyến đường sắt đô thị số 2 (tuyến đường sắt đô thị Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo) nằm bên dưới lòng đường Đinh Tiên Hoàng.
Cùng chung quan điểm, KTS Trần Huy Ánh, Ủy viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội cho rằng, chủ trương mở rộng không gian công cộng xung quanh khu vực Hồ Hoàn Kiếm là hoàn toàn đúng đắn và cần thiết vì khu vực quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục đang bị quá tải.
Còn theo TS.KTS Trương Văn Quảng, Phó Tổng thư ký Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam, hồ Hoàn Kiếm và khu vực phụ cận là nơi tổ chức không gian đi bộ vào cuối tuần và nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật khác nên yêu cầu phải mở rộng không gian là tất yếu. Tuy nhiên, vì đây là một khu vực đặc biệt với nhiều giá trị lịch sử - văn hóa, nên UBND Thành phố Hà Nội có thể nghiên cứu phương án tổ chức các cuộc thi ý tưởng quy hoạch để tìm kiếm được ý tưởng, phương án cải tạo hợp lý nhất.
Dịch Phong – Ngọc Hà
Theo
-
(Xây dựng) - Những ngày qua, trước thông tin UBND Thành phố Hà Nội triển khai dự án quy hoạch, cải tạo không gian khu vực phía Đông hồ Hoàn Kiếm và tán thành với đề xuất phá bỏ công trình “Hàm cá mập”, một lần nữa, số phận éo le của công trình “Hàm cá mập” lại được các nhà chuyên môn, dư luận quan tâm.
-
(Xây dựng) – Ngày 13/3, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị thẩm định Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mũi Né, tỉnh Bình Thuận đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.
-
(Xây dựng) – Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, thời gian qua, Bộ đã thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ quan trọng, trong đó có công tác quy hoạch, phát triển đô thị, dự án quan trọng quốc gia.
-
(Xây dựng) – Mới đây, UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phân khu Khu đô thị, du lịch sinh thái thể thao Khuôn Thần tại xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn (nay là thị xã Chũ), (tỷ lệ 1/2000). Đây là dự án được Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC cam kết đầu tư vào năm 2021.
-
(Xây dựng) – Để thống nhất cải tạo sông Tô Lịch, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc và Viện Quy hoạch xây dựng phối hợp với Công ty Sun Group hoàn chỉnh phương án thiết kế, đảm bảo đồng bộ với các chương trình và kế hoạch đã triển khai.
-
(Xây dựng) – UBND thành phố Cần Thơ vừa ban hành Quyết định số 601/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề cương, dự toán chi phí lập Đồ án Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 quận Ninh Kiều (phân khu I). Theo Quyết định này, dự toán chi phí lập quy hoạch xây dựng tạm tính bao gồm thuế giá trị gia tăng là 1.245.600.000 đồng.
-
(Xây dựng) – Mặc dù đem lại hiệu quả cho nhà đầu tư và Thủ đô khi hạ ngầm không gian khu vực Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục, nhưng bài toán bảo toàn dòng chảy giữa đới nước ngầm của sông Hồng và hồ Hoàn Kiếm và kết nối sử dụng hiệu quả giữa khu vực Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục với nhà ga C9 đã được quy hoạch phê duyệt thuộc tuyến đường sắt đô thị số 2 được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm.
09:23 | 13/03/2025 -
(Xây dựng) – Top 10 Awards là giải thưởng thường niên, nhằm tìm kiếm xu hướng tiêu biểu trong ngành kiến trúc, nội thất và công trình xanh tại Việt Nam. Giải thưởng được khởi tổ chức bởi KIENVIET MEDIA và bảo trợ chuyên môn bởi Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC), Hội Nội thất Việt Nam (VNIA), Phòng Thương mại Italia tại Việt Nam (ICHAM). Top 10 Awards 2024 vừa chính thức công bố 30 công trình được vinh danh ở ba hạng mục Top 10 Houses, Top 10 Interior Designs và Top 10 Green Projects.
16:11 | 12/03/2025 -
(Xây dựng) - Sở Xây dựng Vĩnh Phúc vừa ban hành Tờ trình số 53/TTr-SXD gửi UBND tỉnh Vĩnh Phúc, về việc đề nghị phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Tam Dương đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là một bước quan trọng trong chiến lược phát triển đô thị và kinh tế của huyện Tam Dương, nhằm cụ thể hóa các định hướng quy hoạch của tỉnh.
14:07 | 12/03/2025 -
(Xây dựng) – Theo kiến trúc sư (KTS) Vương Đạo Hoàng, Tổng Giám đốc Công ty Kiến Việt, việc hoàn trả hiện trạng không gian công cộng quanh Hồ Gươm, thông qua việc dỡ bỏ tòa nhà “Hàm cá mập” là một động thái chiến lược giúp khôi phục trật tự đô thị và trả lại sự hài hòa cho một khu vực có giá trị văn hóa – lịch sử bậc nhất của Hà Nội.
22:26 | 11/03/2025
Tin bài cuối cùng
Không còn dữ liệu để load